Trước đây đa số mọi ngưới đều nghĩ nghề đầu bếp đơn thuần chỉ là công việc nấu nướng nhưng với nhu cầu ăn – mặc – ở của người dân ngày càng cao thì việc được mặc những trang phục đẹp, được ăn những món ăn ngon như hiên nay đã khiến cho nghề đầu bếp được nâng lên một tầm cao mới.
Người đầu bếp ngày nay là một người nghệ sĩ thực thụ với những món ăn ngon trình bày đẹp mắt, mỗi món ăn như một tác phẩm nghệ thuật chứ không chỉ đơn giản là thức ăn ngon nữa. Hình ảnh người đầu bếp cũng ngày càng chỉn chu hơn với bộ trang phục và chiếc mũ đầu bếp – nón đầu bếp gọn gàng.
Nón bếp, mũ đầu bếp có từ lúc nào?
Sự hình thành của chiếc nón bếp ngày nay được người xưa truyền lại qua nhiều giai thoại khác nhau, trong đó có một sự kiện nổi bật về sự ra đời của chiếc nón bếp. Đó là câu chuyện từ thời vua Henry VIII của Vương Quốc Anh, khi ông đang dùng bữa thì phát hiện ra có sợi tóc trong bát súp của mình. Từ đó, nhà vua bắt tất cả những người làm bếp phải đội nón kín đầu để đảm bảo vệ sinh, sạch sẽ.
Mũ bếp, nón đầu bếp có cần thiết?
Mũ đầu bếp, nón đầu bếp là phụ kiện không thể thiếu khi vào bếp giúp các đầu bếp đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và làm tăng tính chuyên nghiệp cho quán ăn, nhà hàng, khách sạn của bạn.
Ngoài ra mũ nón đầu bếp còn dùng để khẳng định vị trí của người đầu bếp. Thông thường mũ đầu bếp và áo đầu bếp của mỗi nhân viên bếp sẽ khác nhau. Mũ bếp trưởng sẽ khác mũ bếp phó cũng như khác những nhân viên khác trong bếp. Tùy vào màu sắc khi nhìn vào thực khách sẽ biết được ai là người đứng đầu trong bếp.
Đồng Phục Mi A nhận đặt may và thiết kế mũ nón đầu bếp phục vụ những quán ăn, nhà hàng nhỏ. Với chi phí bỏ ra thấp các quán ăn nhà hàng nhỏ cũng sở hữu được những chiếc mũ đầu bếp đẹp, chất lượng phù hợp với mình.
Các loại nón đầu bếp hiện nay
Nón bếp vốn có nhiều loại, nhiều kiểu dáng khác nhau từ cao đến thấp, nón nhăn hay nón phẳng,… Mỗi loại đều có đặc điểm riêng và được sử dụng trong những trường hợp khác nhau, tùy theo cấp bậc khác nhau. Dưới đây là đặc điểm của 5 LOẠI NÓN BẾP:
Nón bếp hình nấm
Nón bếp hình nấm là loại nón có hình dáng giống như 1 cây nấm, độ cao vừa phải, phía trên phồng ra. Đây là một loại nón bếp đặc trưng và đi kèm với nhiều loại đồng phục bếp phổ biến. Chiếc mũ này không chỉ giúp cho người đầu bếp cảm thấy thoải mái ở phần tóc mà còn giúp họ trông cá tính, phong cách hơn.
Nón bếp cao
Đây là chiếc nón bếp mà chúng ta hay bắt gặp trong những nhà hàng sang trọng, đặc biệt là những nhà hàng theo phong cách châu Âu và thường được đội trên đầu của người bếp trưởng. Chiếc mũ tạo cho người đầu bếp cảm giác tự tin khi chế biến món ăn và cũng thể hiện đẳng cấp của họ.
Nón bếp hình bánh tiêu
Loại mũ đầu bếp này có kiểu dáng nhỏ gọn nên rất được các đầu bếp ưa chuộng. Chúng dễ dàng phối với quần áo bếp để tạo nên bộ trang phục lịch lãm, sang trọng. Với mẫu nón bếp này các đầu bếp trông có phần trẻ trung hơn.
Nón bếp tròn
Nón bếp tròn là loại nón thường được dùng phổ biến trong các nhà hàng phong cách châu Á bởi nó có phần thiên về kiểu dáng cổ điển. Nón có màu sắc đơn giản, trang nhã, form mũ cũng đơn giản, nhẹ nhàng. Mũ thường được dùng cho những nhân viên phụ bếp.
Nón bếp có dây buộc
Nón bếp có dây cột cũng là loại nón dành cho nhân viên phụ bếp. Mẫu nón bếp này không chỉ thể hiện được sự tinh tế mà còn thấy được cả sự trẻ trung, năng động của người phụ bếp.
Chiều cao và nếp gấp trên mũ đầu bếp
Vào thế kỷ XVIII, người ta quan niệm chiều cao chiếc mũ đầu bếp thể hiện năng lực, vị trí và đẳng cấp của người đầu bếp. Vì thế mà đã có đầu bếp đội chiếc mũ cao đến 18 inches (tương đương gần 46cm). Tuy nhiên, khi đội một chiếc mũ cao như thế rất bất tiện nên dần dần thang đo chiều cao đã được hạ xuống còn 9 – 12 inches (23 – 31 cm) để các đầu bếp không còn cảm thấy gò bó, khó chịu khi làm việc.
Nếu bạn quan sát kỹ một chút sẽ thấy trên mũ đầu bếp thường có những nếp gấp. Sự xuất hiện của những nếp gấp này là hoàn toàn có chủ đích, nếp gấp càng nhiều thể hiện người đầu bếp đó có tay nghề càng cao. Do đó mà chiều cao và số lượng nếp gấp trên mũ chính là tiêu chí để đánh giá mức độ lành nghề, kinh nghiệm và địa vị của người đầu bếp.
Mũ đầu bếp ngày nay
Ngày nay, chiếc mũ đầu bếp dần được cách tân để trở nên đẹp hơn. Ngoài lý do giúp do đầu tóc người nấu ăn được gọn gàng, thể hiện tác phong sạch sẽ thì chiếc mũ đầu bếp cũng thể hiện tính thẩm mỹ, thời trang và dấu ấn khác biệt của từng khách sạn, nhà hàng khác nhau. Vì thế mà bạn sẽ thấy chiếc mũ đầu bếp sẽ có nhiều hình dạng, kiểu dáng, màu sắc khác nhau.
Tuy nhiên, dù chọn loại mũ nào để sử dụng thì chiếc mũ “Toque” hình trụ màu trắng vẫn được xem là biểu tượng lịch sử của nghề đầu bếp – là hình ảnh đại diện cho người bếp trưởng trong các khách sạn – nhà hàng.
Mũ Nón đầu bếp là hình ảnh đặc trưng đại diện cho nghề bếp
Mũ đầu bếp hay còn gọi là nón đầu bếp là vật dụng không thể thiếu cho người đầu bếp trong quá trình làm việc. Mũ đầu bếp không chỉ có chức năng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình chế biến món ăn mà nó mà nó còn giúp giữ cho phần tóc của người làm bếp được gọn gàng ươm tất, tránh rơi vào thức ăn.
Chiếc mũ nón đồng phục còn là hình ảnh đặc trưng đại diện cho nghề bếp. Lịch sử về chiếc nón đầu bếp cũng có rất nhiều giai thoại nhưng nổi bật nhất vẫn là câu chuyện những người đầu bếp nấu ăn cho vui Henry VIII – vương quốc Anh. Trong một lần dùng bữa, nhà vua phát hiện trong bát soup của mình có 1 sợi tóc, từ đó về sau nhà vua lệnh cho những người phục vụ trong bếp phải đội mũ che kín phần tóc của mình lại.
Có 5 loại mũ đầu bếp thông dụng:
- Beret: hình trụ ngắn, vành tròn, sử dụng khá phổ biến.
- Skull: nón có hình trụ đơn giản, phù hợp nhà hàng bếp Á.
- Toque: chiếc mũ xếp nếp hình trụ màu trắng phù hợp cho bếp trưởng nhà hàng Âu.
- Flared Toque: Vành tròn ôm sát đầu, phần trên phồng như hình nấm, thoải mái nên thường được sử dụng nhiều.
- Chef wrap: như 1 chiếc khăn có dây cột chéo phía sau, ôm sát đầu gọn nhẹ, phù hợp cho người phụ bếp.
Địa chỉ may mũ nón cho đầu bếp đa dạng, tỉ mỉ
Trong đó nổi bật là kiểu mũ đầu bếp Toque ra đời từ năm 1800 cho đến nay. Số lượng nếp gấp trên mũ đại diện cho số lượng món ăn mà người đầu bếp đã sáng tạo nên. Mũ càng cao càng chứng tỏ người đầu bếp dày dạn kinh nghiệm và vững tay nghề.
Một chiếc mũ đầu bếp đẹp sẽ giúp khẳng định vị trí của người đầu bếp, tăng tính chuyên nghiệp cho nhà hàng. Trang phục và mũ của bếp trưởng, bếp phó và nhân viên bếp sẽ khác nhau. Tùy vào màu sắc và kiểu dáng khi nhìn vào thực khách sẽ biết được ai bếp trưởng.
Nón đầu bếp thương được may bằng vải kaki pangrim, kaki Nhật, kaki thun, kaki Nam Định, vải tuytsi, vải bò… có độ dày và đứng nón, dễ giặt ủi, vải có độ bền cao, không phai màu, thấm hút mồ hôi, thoải mái.
Bạn đang có nhu cầu may mũ nón cho đầu bếp nhưng chưa tìm được địa chỉ ưng ý? Hãy đến với Công Ty TNHH May Đồng Phục Mi A – dongphuc.vn với gần 10 năm kinh nghiệm trong nghề, là nơi sản xuất các loại đồng phục hội tụ đầy đủ các yếu tố: uy tín, chuyên nghiệp, sản phẩm chất lượng, đa dạng màu sắc, đường may tỉ mỉ, công nghệ in sắc nét, đường nét thêu sinh động mà nhất là giá cả phải chăng.
Tính đến thời điểm hiện tại Đồng Phục Mi A – dongphuc.vn đã sản xuất đồng phục áo thun đa dạng từ đồng phục áo thun nhóm, đồng phục áo thun công ty, đồng phục áo thun công sở, đồng phục quảng cáo… cho hơn 5000 doanh nghiệp lớn trên toàn quốc.
Chúng tôi cam kết tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt với giá thành cạnh tranh nhất trị trường. Quý khách sẽ được thiết kế mới hoàn toàn miễn phí bởi những chuyên gia Design hàng đầu trog ngành. Hãy đến và cảm nhận sự khác biệt!
Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ với May Đồng Phục Mi A để được tư vấn
Hotline: 08 7777 1111
Sài Gòn: (028) 7777 0000
Hà Nội: (024) 7777 0000
Email: [email protected]
Website: https://dongphuc.vn/
Công ty TNHH May Đồng Phục Mi A – Áo Thun Đồng Phục, In Áo Thun, Thêu Áo Thun, May Áo thun
Trụ sở: 981/1B, Cách Mạng Tháng 8, Phường 7, Quận Tân Bình, TpHCM